Giới thiệu chương trình đào tạo Cao đẳng Hộ sinh

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH CAO ĐẲNG HỘ SINH

Tên ngành:          Hộ sinh

Mã ngành:           6720303

Trình độ đào tạo:          Cao đẳng

Hình thức đào tạo:        Chính quy

Đối tượng tuyển sinh:    Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương trở lên

Thời gian đào tạo:         3 năm

  1. Mục tiêu đào tạo

1.1. Mục tiêu chung:

Đào tạo người hộ sinh trình độ cao đẳng có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có kiến thức và năng lực thực hành nghề Hộ sinh ở trình độ cao đẳng, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Chương trình Hộ sinh cao đẳng nhằm đào tạo người Hộ sinh có khả năng cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ an toàn và hiệu quả cho phụ nữ và trẻ em dưới 5 tuổi. Được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng và tâm huyết với nghề nghiệp, thực hành nghề nghiệp trong khuôn khổ quy định của luật pháp và các chính sách của Nhà nước, người Hộ sinh sẽ đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ phụ nữ và trẻ em toàn một cách toàn diện về thể chất, tâm, sinh lý và xã hội. Đồng thời, người Hộ sinh luôn có ý thức học hỏi, chủ động phát triển nghề nghiệp cho bản thân mình, đảm bảo thực hành chuyên môn an toàn, hiệu quả.

1.2. Mục tiêu cụ thể:

– Kiến thức:

+ Có kiến thức về cấu trúc và chức năng cơ thể con người, đặc biệt là về hệ thống sinh sản trong trạng thái bình thường và bệnh lý, những thay đổi về giải phẫu sinh lý của người phụ nữ trong các giai đoạn khác nhau của cuộc đời và trẻ em dưới 5 tuổi.

+ Có kiến thức về khoa học xã hội để chăm sóc bà mẹ và trẻ em phù hợp về văn hoá, xã hội và tâm sinh lý.

– Kỹ năng:

+ Có kỹ năng giao tiếp hiệu quả, hợp tác với các nhân viên y tế khác, với bà mẹ, trẻ em và gia đình của họ trong quá trình chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em.

+ Có kỹ năng đánh giá nhu cầu, lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá kết quả chăm sóc sức khoẻ phụ nữ và trẻ em, thông qua việc sử dụng các kỹ năng giải quyết vấn đề, tiếp cận hệ thống và tư duy tích cực khi thực hành nghề nghiệp, để đảm bảo chăm sóc sức khoẻ và cuộc sống của phụ nữ và trẻ em.

+ Thực hành dựa trên bằng chứng sẵn có tốt nhất, áp dụng các kiến thức và kỹ năng trong nhiều hoàn cảnh khác nhau, sử dụng các nguồn lực sẵn có để đảm bảo sự chăm sóc bà mẹ và trẻ em an toàn, hiệu quả, phù hợp với những quy định về năng lực và chức năng, nhiệm vụ của hộ sinh theo quy định của Bộ Y tế.

– Năng lực tự chủ và trách nhiệm:

+ Tận tụy với sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân nói chung, chăm sóc bà mẹ, trẻ em nói riêng.

+ Có tinh thần tôn trọng, hợp tác, phối hợp với đồng nghiệp, bà mẹ, trẻ em và gia đình họ trong quá trình chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em.

+ Trung thực, khách quan, luôn cố gắng học tập vươn lên để nâng cao trình độ chuyên môn.

1.3. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:

Sau khi học xong chương trình đào tạo Cao đẳng hộ sinh, người học có thể:

– Làm việc tại các khoa phòng của phòng khám bệnh tư nhân.

– Làm việc tại các trung tâm thực hành khám chữa bệnh, các trung tâm y tế, các bệnh viện đa khoa, bệnh viện sản, bệnh viện sản nhi.

  1. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học:

– Số lượng môn học, mô đun: 43

– Khối lượng kiến thức toàn khóa học: 148 Tín chỉ

– Khối lượng các môn học chung/đại cương: 390 giờ

– Khối lượng các môn học, mô đun chuyên môn: 3255 giờ

– Khối lượng lý thuyết (bao gồm cả số giờ kiểm tra): 1335 giờ; Thực hành, thực tập, thí nghiệm (bao gồm cả số giờ kiểm tra): 2310 giờ

  1. Xét công nhận tốt nghiệp:

+ Hiệu trưởng căn cứ vào kết quả xét công nhận tốt nghiệp để cấp bằng tốt nghiệp và công nhận danh hiệu tốt nghiệp.

  1. Chú ý:

– Sau khi lựa chọn các môn học, mô đun tự chọn, các khoa phối hợp với phòng đào tạo có thể sắp xếp lại thứ tự các môn học, mô đun trong chương trình đào tạo để thuận lợi cho việc quản lý.

– Có thể sử dụng một số môn học, mô đun đào tạo trong chương trình khung nêu trên để xây dựng chương trình đào tạo trình độ sơ cấp nhưng phải tạo điều kiện thuận lợi cho người học có thể học liên thông lên trình độ trung cấp và cao đẳng.

– Dựa theo chương trình này, khi đào tạo liên thông từ trình độ trung cấp lên cao đẳng, cần giảng dạy bổ sung những môn học, mô đun trong chương trình trung cấp không đào tạo.

– Việc tổ chức kiểm tra, thi kết thúc môn đun, môn học, hướng dẫn thi tốt nghiệp và xét công nhận tốt nghiệp thực hiện theo Thông tư 09/2017/TT-BLĐTBXH, ngày 13/3/2017 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội./.


CHI TIẾT XEM TẠI:

[embeddoc url=”http://cdyduochanoi.vn/wp-content/uploads/2017/06/ho-sinh.pdf” download=”none”]