Sau khi biết điểm thi THPT Quốc gia thí sinh cần làm những gì?

Sau khi nhận được kết quả của kỳ thi THPT Quốc gia, thí sinh sẽ dùng điểm đó để xét tốt nghiệp và xét tuyển tuyển sinh vào các trường ĐH, CĐ.

Thí sinh không được quyền thay đổi nguyện vọng hay rút hồ sơ trong mỗi đợt xét tuyển. 

Về hình thức xét tuyển: Năm nay, Bộ GD&ĐT cho phép các thí sinh đăng ký xét tuyển theo các hình thức là đăng ký trực tuyến, nộp hồ sơ qua đường bưu điện hoặc nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng Đào tạo của các trường ĐH-CĐ.

Với việc mở rộng hình thức đăng kí xét tuyển, Thí sinh có thể chọn hình thức đăng kí phù hợp nhất, thuận tiện nhất cho mình.

Đặc biệt, với hình thức đăng kí xét tuyển trực tuyến, thí sinh chỉ cần ngồi ở nhà hoặc trường học có kết nối mạng Internet là có thể đăng ký xét tuyển.

Thời gian đăng ký xét tuyển bắt đầu từ ngày 1/8 đến hết ngày 20/10 đối với bậc đại học và đến hết ngày 15/11 đối với bậc cao đẳng.

Để chuẩn bị hồ sơ tốt nhất, các thí sinh lưu ý nên hoàn thiện Phiếu đăng ký xét tuyển để khi nhận được giấy chứng nhận kết quả thi là có thể nộp hồ sơ được luôn.

Giấy chứng nhận kết quả thi sẽ gửi cho tất cả thí sinh trước ngày 30/07/2019.

Thời gian đăng kí xét tuyển nguyện vọng 1 là 12 ngày.

Với nguyện vọng này, thí sinh dùng mã số trong giấy chứng nhận kết quả thi dùng để xét tuyển nguyện vọng 1 để đăng ký vào 2 trường ĐH hoặc CĐ, mỗi trường thí sinh được đăng ký tối đa 2 ngành.

Thí sinh đã trúng tuyển nguyện vọng 1, không được đăng ký ở các đợt xét tuyển nguyện vọng bổ sung.

Nếu thí sinh không trúng tuyển theo nguyện vọng 1 thì sẽ được xét tuyển theo nguyện vọng bổ sung một cách bình đẳng với các thí sinh khác có cùng nguyện vọng.

Thời gian đăng kí xét tuyển nguyện vọng bổ sung: Các đợt xét tuyển bổ sung thì thời gian đăng kí và xét tuyển mỗi đợt là 10 ngày.

Ở nguyện vọng này, mỗi thí sinh đăng kí xét tuyển mỗi đợt vào tối đa 03 trường, mỗi trường tối đa 02 ngành đào tạo.

Đặc biệt, trong mỗi đợt xét tuyển, thí sinh không được thay đổi nguyện vọng đăng kí xét tuyển hay rút hồ sơ.

Hồ sơ đăng kí xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ gồm:

– Phiếu đăng ký xét tuyển có ghi rõ đợt xét tuyển, thí sinh có thể đăng ký tối đa 2 nguyện vọng, tức là 2 ngành (hoặc nhóm ngành) của một trường cho mỗi đợt xét tuyển,

– Một phong bì đã dán sẵn tem, ghi rõ địa chỉ liên lạc của thí sinh để trường thông báo kết quả xét tuyển.

– Ngoài ra, cần kèm theo các giấy tờ xác nhận đối tượng ưu tiên (nếu có).

Trước khi đăng kí xét tuyển thí sinh cần tìm hiểu thông tin trên website của trường dự kiến đăng ký xét tuyển. Cụ thể, tìm thông tin chính xác về các tổ hợp môn thi dùng để xét tuyển vào từng ngành và chỉ tiêu tuyển sinh 2019 của từng ngành.

Nếu trường sử dụng nhiều tổ hợp để xét tuyển đại học cho một ngành thì phải tìm hiểu quy định của trường về độ lệch điểm trúng tuyển giữa các tổ hợp. Tìm hiểu các điều kiện bổ sung dùng để xét tuyển trong trường hợp lấy hết chỉ tiêu mà trong danh sách đăng kí xét tuyển vẫn còn nhiều thí sinh có điểm bằng điểm dự kiến trúng tuyển.

Đồng thời thí sinh cũng nên căn cứ vào phổ điểm mà Bộ GD&ĐT công bố để so sánh kết quả điểm của mình với kết quả điểm thi của những thí sinh khác trong cùng tổ hợp để lựa chọn trường phù hợp với kết quả thi của mình.

Nguồn : Internet

>>> Học ngành Điều dưỡng ra trường sẽ làm gì?

>>>Học ngành Dược ra trường sẽ làm gì?

>>>8 lý do bạn nên học ngành Y – Dược.

ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN CAO ĐẲNG CHÍNH QUY TẠI ĐÂY

Mọi thông tin vui lòng liên hệ:

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y DƯỢC HÀ NỘI

Website:cdyduochanoi.edu.vn

Https: //www.facebook.com/cdyduochanoi/

Hotline:0963 918 333