MỘT SỐ LỢI ÍCH CỦA RÂU NGÔ

MỘT SỐ LỢI ÍCH CỦA RÂU NGÔ

Theo y học cổ truyền, râu ngô được gọi là ngọc mễ tu có vị ngọt, tính bình. Quy kinh thận, bàng quang có tác dụng lợi tiểu, tiêu thũng, thanh huyết nhiệt, bình can, thoái hoàng, chỉ huyết. Những trường hợp mắc bí tiểu, phù nề dùng rất tốt. Khi các bà bầu uống nước râu ngô sẽ làm tăng lượng nước tiểu, giúp loại bỏ vi khuẩn ra khỏi đường niệu đạo, giúp giảm viêm đường tiết niệu. 

Râu ngô có chứa nhiều vitamin A, vitamin B1,B2,B6 (pyridoxin), vitamin H( biotin), vitamin C, vitamin PP, các flavonoid, acid pantothenic, isotol, các saporin, Trong râu ngô có chứa vitamin A, vitamin K, vitamin B1, B2, B6 (pyridoxin), vitamin H (biotin), vitamin C, vitamin PP, các flavonoid, acid pantothenic, isotol, các saponin, các steroid như sytosterol và sigmasterol, các chất đắng, dầu béo , vết tinh dầu và nhiều chất vi lượng khác. Vì thế khi uống nước râu ngô thường có cảm giác ngọt, ngậy và mát giúp thanh nhiệt hiệu quả bằng cách thải nhiệt qua đường tiết niệu. Do có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao và các vi chất ở dạng tự nhiên cần thiết cho cơ thể chống ôxy hóa tốt hơn bất cứ một loại thuốc bổ nào. Ngoài ra,còn làm hạ đường huyết, làm máu chóng đông. Tỷ lệ các loại muối kali, canxi cao nên uống nước râu ngô không sợ mất các muối khoáng, làm tăng lượng bài tiết mật, giảm độ nhớt của mật tạo điều kiện dẫn mật vào ruột được dễ dàng. 

Trong y học, râu ngô vẫn được biết đến với tác dụng chữa viêm túi mật, viêm gan và có thể phối hợp với vitamin K để cầm máu. Sử dụng thường xuyên nước luộc râu ngô cho người sỏi thận hay sỏi bàng quang và niệu quản sẽ làm tan các loại sỏi tạo thành do urat, photphat, carbonat. Bên cạnh đó, còn giúp ngăn chặn các lần đi tiểu lắt nhắt của các bệnh nhân bị viêm hay phì đại tuyến tiền liệt. Nhờ tác dụng lợi tiểu mà râu ngô cũng có thể làm hạ huyết áp ở người huyết áp cao.

Một số bài thuốc chữa bệnh từ râu ngô:

– Nhiễm trùng tiết niệu: Râu ngô, rau má, mã đề, ý dĩ, sài đất 8-10 g nấu sôi trong 1 lít nước, chia ra uống trong ngày, uống liền một tuần lễ.

– Bệnh sỏi thận hoặc tiết niệu: Mỗi ngày lấy 10-20g râu ngô sắc lấy nước uống. Hoặc cho vào 200ml nước sôi, đun cách thủy 30phút lấy nước hãm. Nước hãm, nước sắc râu ngô dùng mỗi lần từ 20-60ml trước các bữa ăn 3-4 giờ.

– Trị tiểu đường: Mỗi ngày dùng 40 – 50g râu ngô sắc lấy nước uống. Có thể kết hợp cùng với các vị như mạch môn, thiên môn, cỏ ngọt, tri mẫu… để tăng hiệu quả.

Chú ý (Theo Lương y Đa khoa Vũ Quốc Trung) không được dùng chung với bất kỳ loại thuốc lợi tiểu nào khác, cần có ý kiến của bác sĩ chuyên khoa. Khi dùng râu ngô để trị bệnh chỉ nên dùng trong khoảng 10 ngày rồi ngưng dùng khoảng một tuần rồi dùng lại, tránh trường hợp rối loạn điện giải. Ngoài ra, không uống vào buổi tối sẽ phải đi tiểu nhiều về đêm gâymất ngủ.

Với trẻ em: khi sử dụng nước râu ngô để giải nhiệt ngày hè : tránh dùng liên tục hàng ngày thay nước lọc, chỉ nên sử dụng trong một thời gian ngắn. Dùng nhiều, lâu dài thuốc có chất lợi tiểu có thể làm mất cân bằng điện giải, tăng đào thải, kém hấp thu một số vi chất cần thiết cho cơ thể như canxi, kali… Lượng dùng khoảng 20gr râu ngô tươi trở lại, ở dạng râu ngô khô là 10gr. Chỉ nên là 1-2 ly nhỏ khoảng 200-300ml mỗi ngày. Lượng nước bổ sung đủ là khi nước tiểu của trẻ trong, chỉ có màu vàng nhạt.

Tác dụng của râu ngô đối với bà bầu: Phụ nữ mang thai uống nước râu ngô cũng rất lành. Ở mấy tháng đầu, thai phụ thường hay bị nhiệt. Để khắc phục tình trạng này, thai phụ có thể sử dụng các vị thuốc có tính mát như râu ngô, mía, mã đề.

Lưu ý: Khi mang thai – cơ thể của bà bầu rất mẫn cảm và dễ mắc bệnh. Nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm tiết niệu ở bà bầu đó là sự xâm nhập vào niệu đạo, vào bàng quang rồi gây ra nhiễm trùng. Vì vậy, khi bị bệnh, các bà bầu có thể uống nước râu ngô để làm tăng lượng nước tiểu, giúp loại vi khuẩn ra khỏi đường niệu đạo. Thường cho them mía vào hấp cùng với ngô và râu ngô để cảm thấy ngon miệng hơn. Tuy nhiên râu ngô có tính lợi tiểu mạnh, nếu uống quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng đi tiểu nhiều và có thể gây cạn ối. Để an toàn, thai phụ chỉ nên uống 2 lần mỗi tuần, những thai phụ bị chẩn đoán nước ối ít thì hạn chế dùng loại nước này.

(Theo BSCKII Nguyễn Bá Tân- Giám đốc Trung tâm Chăm sóc SKSS tỉnh Nghệ An: hầu hết cạn nước ối phải qua chẩn đoán siêu âm mới biết được. Có thể với những thai lớn, người mẹ thấy ra nước đường âm đạo thì có thể có triệu chứng rò rỉ nước ối (gọi là rò ối). Nguyên nhân do tính chất màng rau bị kém, làm nên những lỗ nhỏ li ti khiến nước ối bị rò ra, nếu đóng băng vệ sinh sẽ thấy rõ. Đây là dấu hiệu có thể nhận biết nước ối đang bị cạn đi. “Nếu bị rò ối thì nước ối cạn rất nhanh” – BS Tân nói).
Theo BS Lê Vĩnh Phúc, nguyên bác sĩ khoa Sản, BV Bạch Mai cho hay: Việc cạn nước ối có thể xảy ra bất cứ thời điểm nào của thai kỳ nếu do bệnh lý trong tử cung hoặc bánh rau. Khi nước ối cạn rất nguy hiểm cho thai nhi. “Hãy tưởng tượng thai như một quả bóng nằm trong túi nước, nếu nước nhiều, khi lấy tay bóp túi, rất khó để gây ảnh hưởng đến quả bóng. Nếu nước ít, quả bóng rất dễ bị tác động. Thai nhi cũng vậy. Đặc biệt khi chuyển dạ, nếu nước ối cạn nhanh, thai dễ bị ngạt khi tử cung co bóp mạnh, siết chặt vào thai, thai có thể bị suy thai và tử vong” – BS Vĩnh Phúc phân tích.

BS Tân khuyến cáo thêm, để dự phòng nước ối không bị suy giảm, thai phụ cần ăn uống đủ, mùa hè có thể uống tăng hơn do lượng mồ hôi tiết ra nhiều. Nên uống nước mát, không Nên ăn mặn quá, làm cho môi trường không tốt đối với thai nhi và bà bầu. Người được chẩn đoán suy nước ối có thể uống nước râu ngô, rau má, mã đề, bổ sung nước canh, nước lọc… Tuy nhiên, khi uống nước râu ngô, bà bầu cần lưu ý không nên uống quá nhiều có thể dẫn đến cạn ối, do đó chỉ nên sử dụng râu ngô 2 lần mỗi tuần để ngăn ngừa bệnh hiệu quả. 

Với bà bầu bị tiểu đường thai kỳ hoặc bệnh lý, cao huyết áp, bị phù do trữ nước, nhất thiết phải có sự can thiệp, hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống vì không kiểm soát được lượng đường trong máu thai phụ.

Thời kì mang thai ở phụ nữ là giai đoạn rất mẫn cảm, vì vậy các thực phẩm hoặc đồ uống mà thai phụ sử dụng đều có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Cho dù đó là những loại thực phẩm cực kì dinh dưỡng trong giai đoạn mang thai nhưng các bà bầu chỉ nên sử dụng ở mức độ vừa phải, theo đúng hướng dẫn. Trong trường hợp chưa rõ về tác động của nó đến sức khỏe thì nên tham vấn ý kiến bác sĩ để biết cách sử dụng phù hợp nhất, tránh sử dụng theo cảm tính hoặc chỉ nghe hướng dẫn theo dân gian.

 

                                                                                                                                                                                            Khoa dược trường cao đẳng y dược Hà nội – Tổng hợp.