Những điều bạn cần biết về ngành Dược tại Việt Nam năm 2024

Ngành Dược Việt Nam hiện nay như thế nào? Xu hướng và mục tiêu phát triển của ngành trọng điểm đất nước, bài viết dưới đây sẽ có cái nhìn khái quát về lĩnh vực Y Dược hiện nay.

Tổng quan về ngành Dược Việt Nam

Nghề dược là công việc liên quan đến ngành dược phẩm (thuốc đông y và tây y). Ngành Dược được phân thành nhiều lĩnh vực như. nghiên cứu thuốc mới, sản xuất thuốc gọi là ngành công nghiệp bào chế; Kinh doanh phân phối và cung ứng thuốc,, quản lý dược, kiểm nghiệm thuốc (để đảm bảo chất lượng dược phẩm khi cung ứng ra thị trường).

Người hành nghề Dược gọi là được gọi là thày thuốc hoặc gọi là Dược sĩ, công việc của Dược sĩ là giới thiệu thuốc mới và bán thuốc theo đơn kê của các y sĩ, Bác sĩ. Dược sĩ cũng là người trực tiếp làm việc trong các Công ty Dược chuyên sản xuất dược phẩm (công nghiệp bào chế thuốc), kinh doanh dược phẩm (công ty phân phối và cung ứng thuốc) hoặc cơ sở quản lý dược, kiểm tra chất lượng thuốc (kiểm nghiệm thuốc), nghiên cứu thuốc mới của Bộ Y tế hoặc các tổ chức y tế tư nhân khác. Hiện nay, tất cả các sinh viên học Đại học, Cao đẳng Dược sẽ có cơ hội trở thành Dược sĩ của các cơ sở y tế, bệnh viện lớn…

Xem thêm: Tổng quan ngành Dược 

Ngành Dược Việt Nam hiện nay

Sản phẩm của nghề dược là thuốc rất phong phú về chủng loại, bao gồm các loại thuốc tây y (tân dược) và thuốc đông y (đông dược) với chức năng phòng và trị bệnh, nâng cao sức khỏe cho con người.

Trong cuộc sống hàng ngày, mọi người đều cần và sử dụng thuốc ở mức độ khác nhau từ viên thuốc cảm sốt, thuốc bổ thông thường đến những loại thuốc đặc biệt để trị các chứng bệnh nan y, vì vậy, sản phẩm của nghề dược mang tính phổ thông cao. Đây chính là điều kiện tạo ra thuận lợi và cả rủi ro khi bạn lựa chọn học ngành dược. Sản phẩm dược (thuốc) ở Việt Nam được phân làm hai loại căn cứ trên nguồn gốc thuốc:

Tân dược

Tân dược du nhập vào nước ta cùng với y học hiện đại (tây y) nên thường gọi là thuốc tây. Đó là những loại thuốc được sản xuất từ hóa chất, một số loại vi nấm, hợp chất từ cây cỏ bào chế dưới dạng tinh khiết hoặc một số hợp chất tự nhiên bán tổng hợp thành chất khác. Một số ít tân dược được bào chế từ sản phẩm động vật.

Tân dược có hiệu lực trị bệnh mạnh, tiện dụng, tuy nhiên, nguồn gốc chủ yếu của tân dược là từ hóa chất nên có thể gây một số phản ứng phụ tác dụng bất lợi cho người bệnh.

Đông dược

Đông dược gắn liền với đông y, là những thuốc có nguồn gốc từ thực vật (Dược liệu) như cây cỏ, thân, lá củ, quả, khoáng vật, động vật. Hiện nay, một số đông dược vẫn được bào chế theo phương pháp cổ truyền, số khác được bào chế dưới dạng hiện đại như viên nén, viên nang, chè tan… để tăng thêm độ tiện dụng cho người dùng.

Đông dược có hiệu lực trị bệnh tác dụng chậm hơn tân dược nhưng đông dược lại có thể giải quyết một số căn bệnh mãn tính theo cơ chế điều hòa cân bằng cho cơ thể. Đây chính là điểm mạnh riêng của đông dược mà y học hiện đại không thể phủ nhận.

Thực trạng ngành Dược Việt Nam hiện nay?

Cung ứng đủ thuốc cho nhu cầu phòng bệnh, chữa bệnh của nhân dân với chất lượng bảo đảm, giá hợp lý; phù hợp với cơ cấu bệnh tật, đáp ứng kịp thời yêu cầu an ninh, quốc phòng, thiên tai, dịch bệnh và các nhu cầu khẩn cấp khác.

Xây dựng nền công nghiệp dược, trong đó tập trung đầu tư phát triển sản xuất thuốc generic bảo đảm chất lượng, giá hợp lý, từng bước thay thế thuốc nhập khẩu; phát triển công nghiệp hóa dược, phát huy thế mạnh, tiềm năng của Việt Nam để phát triển sản xuất vắc xin, thuốc từ dược liệu.

Phát triển ngành Dược theo hướng chuyên môn hóa, hiện đại hóa, có khả năng cạnh tranh với các nước trong khu vực và trên thế giới; phát triển hệ thống phân phối, cung ứng thuốc hiện đại, chuyên nghiệp và tiêu chuẩn hóa.

Sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả; đẩy mạnh hoạt động dược lâm sàng và cảnh giác dược.

Quản lý chặt chẽ, hiệu quả các khâu từ sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, bảo quản, lưu thông, phân phối đến sử dụng thuốc.

Triển vọng ngành Dược năm 2024 (Tham khảo)

  • Năm 2024 này, dự báo tỉ lệ chi tiêu của cộng đồng dành cho chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ tại Việt Nam có xu hướng tăng gần gấp đôi lên 13,4%: từ 13$ lên đến 24$.
  • Từ năm 2019 tới nay thị trường ngành Dược tăng chóng mặt. Cụ thể tăng 14.1% từ 3.8 tỷ đô lên đến 7.3 tỷ đô.
  • Đến năm 2024, tỷ lệ nhập khẩu thiết bị y tế phục vụ cho người tiêu dùng tại Việt Nam dự báo cũng sẽ tăng đến 90%.
  • Dựa theo tình hình thực tế sẽ tăng 114 bệnh viện công Việt Nam. Khoảng từ 1090 bệnh viện lên 1204 bệnh viện. Sẽ tăng 25 bệnh viện đối với bệnh viện tư nhân.

Nhu cầu nhân lực ngành Dược năm 2024

Trong những năm tới đây, nhu cầu nhân lực ngành Dược dự báo sẽ tăng khoảng 6%. Để giám sát việc cấp phát và sử dụng thuốc của bệnh nhân, rất nhiều cơ sở y tế tư nhân có nhu cầu tuyển dụng dược sĩ.

Theo báo cáo mới nhất, hiện nay Việt Nam có nhu cầu nhân lực ngành dược là 25.000 người. Trong đó là khoảng 7000 dược sĩ tại các nhà thuốc, 16.000 người tham gia vào quá trình sản xuất và phân phối thuốc.

Đặc biệt với nhân lực chất lượng cao ngành Dược thì ngành Y tế nước ta vẫn đang thiếu hụt trầm trọng. Có khoảng 19% số người đạt trình độ Đại học trở lên trong đó tiến sĩ chiếm 1,21%, thạc sĩ dược học 1,73%. Nhu cầu thị trường đang cần rất lớn mặc dù hàng năm số lượng dược sĩ được đào tạo tốt nghiệp ra trường rất lớn nhưng chưa đủ.

Qua đây có thể thấy, xu hướng tăng trong năm 2024 và đặc biệt là các giai đoạn sắp tới về nhân lực trong ngành Dược học là rất lớn.

Giải pháp về quy hoạch: Quy hoạch nền công nghiệp dược theo hướng phát triển công nghiệp bào chế, hóa dược, vắc xin, sinh phẩm y tế, ưu tiên thực hiện các biện pháp sáp nhập, mua bán, mở rộng quy mô để nâng cao tính cạnh tranh; quy hoạch hệ thống phân phối thuốc theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại và hiệu quả; quy hoạch phát triển dược liệu theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô lớn, phát triển vùng nuôi trồng cây, con làm thuốc, bảo hộ, bảo tồn nguồn gen và phát triển những loài dược liệu quý hiếm, đặc hữu…

Đăng ký ngay tại đây:

     

 

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y DƯỢC HÀ NỘI

Trường Cao đẳng Y Dược Hà Nội được Bộ LĐTB&XH lựa chọn 3 ngành: DƯỢC – ĐIỀU DƯỠNG – HỘ SINH là 3 ngành trọng điểm quốc gia;

Đăng ký dự tuyển ngay: TẠI ĐÂY

Địa chỉ:

  • Tại Hà Nội: Số 225 Trường Chinh, Thanh Xuân, Hà Nội.
  • Tại Bắc Ninh: Khúc Toại, Khúc Xuyên, TP Bắc Ninh
  • Hotline: 0963.918.333