Giới thiệu chương trình đào tạo Cao đẳng Điều dưỡng

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CAO ĐẲNG ĐIỀU DƯỠNG

Tên ngành:          Điều dưỡng         

Mã ngành:           6720301

Trình độ đào tạo: Cao đẳng

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông và tương đương

Thời gia đào tạo:  3 năm                               

  1. Mục tiêu đào tạo

1.1. Mục tiêu chung:

Đào tạo người điều dưỡng trình độ cao đẳng có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có kiến thức và năng lực thực hành nghề điều dưỡng ở trình độ cao đẳng, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Người điều dưỡng thực hành nghề nghiệp theo quy định của nhà nước về công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe của nhân dân, và hành nghề theo tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp, trung thực, khách quan, thận trọng trong nghề nghiệp, tôn trọng và chân thành hợp tác với đồng nghiệp.

1.2. Mục tiêu cụ thể

Người điều dưỡng ở trình độ cao đẳng có kiến thức cơ bản về cấu tạo, hoạt động và chức năng của cơ thể con người trong trạng thái bình thường và bệnh lý, sự tác động qua lại giữa môi trường sống và sức khỏe con người, các biện pháp duy trì và cải thiện điều kiện sống để bảo vệ và nâng cao sức khỏe.

Người điều dưỡng ở trình độ cao đẳng có những kỹ năng thực hành nghề nghiệp cơ bản và cần thiết như:

– Phối hợp với các nhân viên y tế khác để chăm sóc và nâng cao sức khỏe người bệnh;

– Thực hiện được đầy đủ và thành thạo các kỹ thuật chăm sóc điều dưỡng cơ bản và thực hiện được một số kỹ thuật điều dưỡng phức tạp của chuyên khoa theo sự phân công của điều dưỡng phụ trách;

– Tham gia xây dựng, lập kế hoạch và thực hiện quy trình điều dưỡng, công tác quản lý ngành;

– Đảm bảo chất lượng chăm sóc toàn diện ổn định và liên tục;

– Tư vấn, giáo dục sức khoẻ cho người bệnh và cộng đồng, thông tin giao tiếp với người bệnh, đồng nghiệp và cộng đồng phù hợp với văn hoá;

– Tổ chức thực hiện tốt y lệnh của bác sỹ, đề xuất các biện pháp xử lý hợp lý;

– Phối hợp và tham gia thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu, kế hoạch hóa gia đình, nâng cao sức khỏe cộng đồng, đảm bảo an toàn chung;

– Thực hiện được việc sơ cứu, cấp cứu ban đầu các trường hợp bệnh nặng, tai nạn;

– Có kỹ năng sử dụng thuốc hợp lý, an toàn;

– Tham gia tổ chức và đào tạo cán bộ điều dưỡng và các nhân viên y tế, liên tục đào tạo cho mình và cho người khác;

Áp dụng Y học cổ truyền trong công tác chăm sóc, phòng và chữa bệnh;

– Tham gia phát hiện sớm các bệnh dịch tại địa phương và đề xuất các biện pháp phối hợp nhằm phòng chống dịch và bảo vệ môi trường sức khỏe;

– Có khả năng tham gia vào công tác nghiên cứu khoa học;

– Có kiến thức cơ bản về tin học và ngoại ngữ để phục vụ công tác chuyên môn.

1.3. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:

Người có bằng tốt nghiệp ngành điều dưỡng trình độ cao đẳng có thể làm việc ở các bệnh viện và các cơ sở chăm sóc sức khoẻ từ tuyến cơ sở đến Trung ương, các bệnh viện, phòng khám tư nhân.

  1. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học:

– Số lượng môn học, mô đun:      44

– Khối lượng kiến thức toàn khóa học:   149 Tín chỉ

– Khối lượng các môn học chung/đại cương:   390 giờ

– Khối lượng các môn học, mô đun chuyên môn:      3165 giờ

– Khối lượng lý thuyết (bao gồm cả số giờ kiểm tra): 1380 giờ ; Thực hành, thực tập, thí nghiệm (bao gồm cả số giờ kiểm tra): 2175 giờ.  

  1. Xét công nhận tốt nghiệp:

+ Hiệu trưởng căn cứ vào kết quả xét công nhận tốt nghiệp để cấp bằng tốt nghiệp và công nhận danh hiệu tốt nghiệp.

  1. Chú ý:

– Sau khi lựa chọn các môn học, mô đun tự chọn, các khoa phối hợp với phòng đào tạo có thể sắp xếp lại thứ tự các môn học, mô đun trong chương trình đào tạo để thuận lợi cho việc quản lý.

– Có thể sử dụng một số môn học, mô đun đào tạo trong chương trình khung nêu trên để xây dựng chương trình đào tạo trình độ sơ cấp nhưng phải tạo điều kiện thuận lợi cho người học có thể học liên thông lên trình độ trung cấp và cao đẳng.

– Dựa theo chương trình này, khi đào tạo liên thông từ trình độ trung cấp lên cao đẳng, cần giảng dạy bổ sung những môn học, mô đun trong chương trình trung cấp không đào tạo.

– Việc tổ chức kiểm tra, thi kết thúc môn đun, môn học, hướng dẫn thi tốt nghiệp và xét công nhận tốt nghiệp thực hiện theo Thông tư 09/2017/TT-BLĐTBXH, ngày 13/3/2017 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội./.


CHI TIẾT XEM TẠI:

[embeddoc url=”http://cdyduochanoi.vn/wp-content/uploads/2017/06/Điều-dưỡng.pdf” download=”none”]