NGÀNH DƯỢC VIỆT NAM HIỆN NAY – CÁI NHÌN BAO QUÁT (Phần 1)

Ngành Dược còn có tên tiếng anh là Pharmacy. Rất nhiều nhà thuốc hiện nay thường đặt tên cho cơ sở mình bằng “tên thương hiệu”, kèm theo từ “Pharmacy” giúp tăng độ chuyên nghiệp và tạo ấn tượng tốt.

Nếu như ngành Y Dược là tên gọi chung của những nhóm ngành sức khỏe, gồm Y học kết hợp với Dược học. Trong đó Y học thiên về việc chẩn đoán, điều trị bệnh cho con người bằng các biện pháp kỹ thuật cổ truyền hay hiện đại. Thì Dược học chuyên đi sâu nghiên cứu, phát triển những loại thuốc có ích cho con người.

Nắm vững kiến thức chuyên môn

Nếu bạn lựa chọn ngành Dược, là bạn lựa chọn ngành gắn liền với các dược phẩm gánh trên vai một phần sức khỏe, tính mạng của con người. Do đó, một người học dược cần phải nắm kiến thức chuyên môn của mình để có thể tư vấn được cho bệnh nhân, người nhà bệnh nhân và trợ giúp cho các bác sỹ trong quá trình khám và kê đơn thuốc.

Đam mê, tinh thần ham học hỏi và cầu tiến

Ham học hỏi chính là yếu tố quan trọng để đưa chúng ta tới cánh cửa của sự thành công. Ham học hỏi sẽ góp một phần quan trọng đến kết quả học tập cũng như kiến thức chuyên môn của bạn sau này. Với điểm số cao và một tấm bằng loại tốt, sau khi tốt nghiệp, ra trường, bạn cũng sẽ nhanh chóng kiếm được một công việc ổn định hơn so với những sinh viên khác.

Kiên trì, tỉ mỉ, chính xác

Là một Dược sĩ trong tương lai tức là phải tiếp xúc với hàng trăm, hàng ngàn loại thuốc với những công dụng khác nhau. Nếu không có sự kiên trì, tỉ mỉ sẽ rất khó ghi nhớ rất nhiều loại thuốc khác nhau. Hơn nữa, bốc thuốc kê toa sẽ tác động trực tiếp lên sức khỏe cũng như tính mạng của người bệnh nên đòi hỏi độ chính xác rất cao.

Khả năng giao tiếp – Thuyết trình, và tư duy kinh doanh

Để trở thành một Dược sĩ thì cần phải có được kĩ năng giao tiếp, tư vấn bởi ngoài việc bán thuốc hay kê đơn thuốc thì dược sĩ còn là một người tư vấn sức khỏe cho bệnh nhân cũng như cộng đồng. Chiến lược kinh doanh cho quầy thuốc, nhà thuốc hiệu quả để nhận diện được thành công hay thất bại. Từ đó tối ưu lại hoạt động kinh doanh thuốc của bạn.

Thực tế thì kiến thức ngành Dược khá đa dạng với nhiều đối tượng bệnh nhân, người nhà bệnh nhân. Bởi vậy nếu như bạn không có sẵn khả năng tư duy thì rất khó để bạn được tiếp thu kiến thức dễ dàng và vận dụng nó với từng trường hợp bệnh.

Ngành Y Dược nói chung cũng như ngành Dược nói riêng đều là những ngành có áp lực công việc rất cao nên để làm và theo được ngành này cần phải có sự yêu nghề. Nhờ yếu tố yêu nghề bạn có thể dễ dàng vượt qua những áp lực, những khó khăn trong công việc…

Trước khi theo đuổi ngành nghề này, bạn cần phải xác định tư tưởng lượng kiến thức khổng lồ ngành Dược. Đồng thời phải liên tục cập nhật những kiến thức mới trong nền Y học thế giới mỗi ngày. Không chỉ có những vất vả, khó khăn trong quá trình học bạn phải có được ý chí mạnh mẽ, và lạc quan trong cuộc sống. Đây là phẩm chất của người học Dược cần phải có được.

Kỹ năng tin học và ngoại ngữ tốt

Bạn cần phải có nền tảng tin học, tiếng Anh tốt để bổ trợ tốt cho việc học tập. Ví dụ như các loại thuốc hiện nay chủ yếu đều có tên, những thông tin về hướng dẫn sử dụng, thành phần, lưu ý… là tiếng Anh và thông tin về các sản phẩm ngành Dược luôn được thay đổi, câp nhật liên tục. Do vậy bạn phải có kiến thức về tin học và ngoại ngữ tốt để phục vụ cho quá trình làm việc, tìm tòi kiến thức.

Triển vọng nghề nghiệp trong tương lai

Hiện nay ở Việt Nam thì nhu cầu nhân lực về ngành Dược đang rất lớn. Theo số liệu thống kê của Cục Quản lý Dược thì tỉ lệ Dược sĩ của nước ta hiện mới đạt khoảng 1,19/10.000 dân, tỷ lệ này còn thấp so với trên thế giới.

Sự thiếu hụt nhân lực ngành dược tại các bệnh viện và công ty Dược phẩm trong nước càng trở nên trầm trọng. Các công ty sản xuất và cung ứng thuốc của nước ngoài cũng xác định rõ chiến lược xây dựng thương hiệu sản phẩm lâu dài tại Việt Nam. Các hãng thuốc của nhiều quốc gia đang thâm nhập thị trường nước ta kèm theo nhu cầu tuyển dụng, tạo ra cơ hội việc làm phong phú cho các sinh viên học Dược ra trường.