GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÀNH: CHĂM SÓC SẮC ĐẸP

Chăm sóc sắc đẹp trình độ cao đẳng là ngành, nghề trực tiếp cải thiện, chăm sóc vẻ đẹp của con người, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Xem thêm: >>> Thông báo TUYỂN SINH CHÍNH QUY 2024

                  >>> HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ NHẬP HỌC CHÍNH QUY 2024

Giới thiệu chung về ngành, nghề

Các công việc của nghề được thực hiện tại các bộ phận trong các spa, salon hoặc các cơ sở làm đẹp lưu trú nên môi trường và điều kiện làm việc thuận lợi, đảm bảo an toàn – vệ sinh và sức khỏe. Cường độ làm việc không cao nhưng chịu áp lực lớn về thời gian phục vụ và yêu cầu đảm bảo sự hài lòng đa dạng của khách làm đẹp.

Để hành nghề, người lao động phải có sức khỏe tốt, có ngoại hình phù hợp, đạo đức nghề nghiệp tốt, cần có đủ kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề đáp ứng với vị trí công việc, kiến thức về xu hướng làm đẹp, mỹ thuật và thẩm mỹ được ứng dụng trong lĩnh vực chăm sóc sắc đẹp. Ngoài ra, cần phải thường xuyên học tập để nâng cao khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ, mở rộng kiến thức xã hội, rèn luyện tính cẩn thận, chi tiết, rõ ràng, xây dựng ý thức nghề và sự say mê nghề.

Khối lượng kiến thức

– Mô tả được vị trí, vai trò của nghề Chăm sóc sắc đẹp và đặc trưng của hoạt động Chăm sóc sắc đẹp;

– Trình bày được tác động của nghề Chăm sóc sắc đẹp đối với kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường;

– Mô tả được cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của các dịch vụ trong lĩnh vực chăm sóc sắc đẹp, mối quan hệ giữa các dịch vụ làm đẹp trong các spa, salon;

– Trình bày được các quy trình nghiệp vụ cơ bản của Chăm sóc sắc đẹp: Kỹ thuật chăm sóc da cơ bản và nâng cao, chăm sóc và vẽ móng nghệ thuật, trang điểm, nối mi nghệ thuật, chăm sóc khách hàng, chăm sóc – tạo mẫu tóc, quy trình massage dưỡng sinh, quản lý cơ sở làm đẹp và các dịch vụ khác;

– Liệt kê được các loại trang thiết bị, dụng cụ, mỹ phẩm chủ yếu của các kỹ thuật trong cơ sở chăm sóc sắc đẹp và giải thích công dụng của chúng;

– Trình bày được các nguyên tắc bảo đảm an ninh, an toàn, giải thích được lý do phải tuân thủ các quy định về an ninh, an toàn trong Cơ sở làm đẹp để nhận diện được các nguy cơ và biện pháp phòng ngừa;

– Biết set up và quản lý được một cơ sở chăm sóc sắc đẹp trong nhiều lĩnh vực làm đẹp.

– Tiếp nhận, hiểu rõ các yêu cầu phản hồi của khách hàng về dịch vụ;

– Giám sát và đánh giá được kết quả công việc tại các bộ phận của cơ sở làm đẹp;

– Xác định được các công việc cơ bản trong quản lý nhân sự, quản lý cơ sở vật chất, quản lý tài chính, quản lý tiếp thị và kinh doanh, quản lý chất lượng dịch vụ… trong kinh doanh cơ sở làm đẹp;

– Trình bày được các tiêu chuẩn 5S tại nơi làm việc;

– Mô tả quy trình vận hành kết nối mạng tại cơ sở làm việc;

– Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

Kỹ năng

– Thực hiện thành thạo quy trình phục vụ khách hàng;

– Thực hiện thành thạo quy trình chăm sóc da: chăm sóc da mặt, da toàn thân, chuyên sâu về da;

– Thực hiện thành thạo quy trình chăm sóc móng, thiết kế tạo hình móng;

– Thực hiện thành thạo quy trình trang điểm thẩm mỹ theo đúng tiêu chuẩn;

– Thực hiện thành thạo quy trình Massage dưỡng sinh;

– Thực hiện thành thạo quy trình nối mi;

– Sử dụng an toàn các loại trang thiết bị, mỹ phẩm của cơ sở làm đẹp;

– Xây dựng được các kế hoạch về tiếp thị dịch vụ;

– Xây dựng kế hoạch nhân sự; phân công công việc; đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ;

– Xây dựng kế hoạch

mua sắm trang thiết bị – dụng cụ, hội thảo hoặc sự kiện…;

– Thực hiện công việc hàng ngày và quản lý thời gian làm việc hiệu quả;

– Giám sát, kiểm tra, đánh giá kết quả công việc đảm bảo đúng quy trình và tiêu chuẩn tại các bộ phận dịch vụ của cơ sở làm đẹp;

– Đào tạo, bồi dưỡng, hướng dẫn kèm cặp kỹ năng nghề cho đồng nghiệp, nhân viên;

– Giải quyết được các yêu cầu và tình huống trong quá trình phục vụ khách;

– Sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề.

– Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam, ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề;

Vị trí việc làm sau khi học ngành Chăm sóc sắc đẹp

Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành tại các viện thẩm mỹ, các cơ sở chăm sóc sắc đẹp, có cơ hội cao làm việc tại nước ngoài, những công việc, bao gồm:

– Tiếp đón, chăm sóc khách hàng;

– Tư vấn chăm sóc sắc đẹp;

– Chăm sóc da mặt;

– Chăm sóc da toàn thân;

– Chăm sóc chuyên sâu về da;

– Chăm sóc móng;

– Thiết kế, tạo hình móng nghệ thuật;

– Trang điểm;

– Trang điểm hóa trang;

– Nối mi;

– Massage bấm huyệt;

– Thiết lập, vận hành cơ sở làm đẹp.

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y DƯỢC HÀ NỘI

Trường Cao đẳng Y Dược Hà Nội được Bộ LĐTB&XH lựa chọn 3 ngành: DƯỢC – ĐIỀU DƯỠNG – HỘ SINH là 3 ngành trọng điểm quốc gia;

Đăng ký dự tuyển ngay: TẠI ĐÂY

Địa chỉ:

  • Tại Hà Nội: Số 225 Trường Chinh, Thanh Xuân, Hà Nội.
  • Tại Bắc Ninh: Khúc Toại, Khúc Xuyên, TP Bắc Ninh
  • Hotline: 0963.918.333